Một số yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải tại chỗ (Theo luật BVMT)
Quy định Yêu cầu công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân?
Tại Điều 41 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân cụ thể như sau:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để đánh giá sự phù hợp trước khi lắp đặt công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ.
- Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải trước khi đưa nước thải vào công trình, thiết bị xử lý nước thải;
+ Quy mô công suất công trình, thiết bị xử lý nước thải đáp ứng lưu lượng nước thải phát sinh tối đa;
+ Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ;
+ Có các giải pháp thu gom, phân loại, xử lý hoặc chuyển giao bùn thải phát sinh từ công trình, thiết bị xử lý.
(3) Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, lưu lượng khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân, công trình, thiết bị xử lý khí thải phải có chụp hút, thiết bị bảo đảm thu gom, xử lý khí thải phát sinh trước khi thải ra ngoài môi trường qua ống thải.
Yêu cầu công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân?
Vận chuyển, xử lý chất thải y tế được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 42 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về vận chuyển, xử lý chất thải y tế cụ thể như sau:
- Chất thải y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt và được quản lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại Mục 3 Chương này; không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
- Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế. Trường hợp chất thải y tế nguy hại được tự xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở thì căn cứ vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại chất thải y tế nguy hại.
- Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm đáp ứng các quy định tại Điều 36, Điều 37 Thông tư này và các yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường sau:
+ Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển phải đóng gói trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trong quá trình vận chuyển;
+ Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại lắp đặt trên phương tiện vận chuyển phải có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu va chạm, không bị rách, vỡ, rò rỉ chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển; được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải;
+ Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải có thùng hoặc khoang kín được bảo ôn; kích thước của thùng chứa gắn trên phương tiện vận chuyển thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;
+ Đối với các khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, được sử dụng các loại phương tiện vận chuyển là xe mô tô, xe gắn máy có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng (phía sau vị trí ngồi lái); kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
- Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có hạng mục xử lý chất thải y tế;
+ Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
+ Tự xử lý tại công trình, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn, bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại bao gồm các nội dung chính sau:
+ Địa điểm, mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại;
+ Phạm vi, phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại;
+ Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại;
+ Các vấn đề liên quan khác.
Thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định:
- Việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Việc xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu như tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải trước khi đưa nước thải vào công trình, thiết bị xử lý nước thải; quy mô công suất công trình, thiết bị xử lý nước thải đáp ứng lưu lượng nước thải phát sinh tối đa; công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ và có các giải pháp thu gom, phân loại, xử lý hoặc chuyển giao bùn thải phát sinh từ công trình, thiết bị xử lý.
Tham khảo thêm các ứng dụng trong thực tế tại vinacee.com XEM XEM THÊM CATALOG SẢN PHẨM MODULE XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI ĐÂY
Công ty CP Kỹ Thuật Môi Trường và Xây Dựng VINACEE Việt Nam
Địa chỉ: Đội 1 xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
VPGD: Tòa nhà Licogi số 25A, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
Showroom 1: 177, Đại La, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Điện thoại: 0243.201.3589
Hotline: Mr Tuyên 0942226986 (zalo), KS Vy 0982.309.689 (zalo)
Website: betachmo.vn/ E-mail: vinaceeco@gmail.com
Viết bình luận